KINH NGHIỆM THIẾT KẾ NHÀ BẾP VÀ PHÒNG ĂN 0985301466

Nhà bếp mang đến cho bạn 2 công năng chính là cung cấp bữa ăn ngon, dinh dưỡng và sự ấm cúng, sum họp gia đình. Gia đình, người thân và thỉnh thoảng là khách mời thường gắn kết thông qua bếp ăn. Chính vì thế, nhà bếp và phòng ăn cũng cần được thiết kế cho chỉnh chu, hài hòa nhất.
Nhà bếp thường được đặt ở tầng trệt, phía sau nhà. Bếp có thể kín hoặc là không gian mở. Nhà bếp có thể kết hợp với phòng ăn hoặc ngăn cách với phòng ăn bằng vách ngăn lửng. Nếu nhà rộng hơn nữa, có thể bố trí phòng ăn riêng biệt, dành cho nhiều người hoặc tiếp đãi khách khứa. Nếu nhà bạn có diện tích hẹp như nhà ống, nhà phố thì bạn có thể đưa nhà bếp lên tầng trên. Vì nhà bếp xây dựng không thông thoáng sẽ dễ có mùi khó chịu. Mùi thức ăn tù đọng, mùi bếp núc, các thiết bị điện, đồ gia dụng, dụng cụ nấu ăn, ...

Nếu nhà bạn định thiết kế mang dáng vấp hiện đại thì bạn nên tổ chức không gian bếp mở, ngăn lửng với phòng khách và phòng ăn. Vì nhà bếp xây kín dễ tù túng, khó quan sát nếu gia đình ít người. Nhà bếp mở thách thức rất lớn cho đồ dùng bếp. Phải sử dụng vật dụng hiện đại để ít thải ra khói, mùi thức ăn, ... nếu gian bếp đảm bảo vệ sinh, an toàn và sạch sẽ thì bạn đừng ngại thông với các gian phòng khác.
 Tránh bố trí nhà bếp kế cầu thang. Theo kiến thức chung thì khói và mùi thức ăn khi nấu bốc lên cao, bố trí ngay cạnh cầu thang sẽ làm ảnh hưởng đến không khí xung quanh và các tầng trên. Nếu nhà diện tích hẹp, bạn nên bố trí hệ thống hút mùi để giữ không khí luôn thông thoáng. Khi chế biến thức ăn, khói và hơi nước bốc lên bám dính vào các bề mặt, phá vỡ các lớp bảo vệ, gây ẩm mốc, xuống cấp nhanh chóng. Cần có biện pháp thông hơi tích cực và hiện đại để giữ không khí trong lành, dễ chịu cho cả gia đình. Kiến Trúc Nhà Đẹp khuyên bạn nên sử dụng máy hút khói có than hoạt tính xử lý khói ngay, tốt trong điều kiện nhà bếp không có cửa sổ. Nếu có cửa sổ, cũng không phải lúc nào cũng mở được.

Bố trí trong bếp cũng cần khoa học và thẩm mỹ. Bàn soạn đồ ăn nên đặt gần bếp nấu. Khu vực rửa bát thì đặt xa cách bếp nấu để tránh bắn nước vào bếp và thức ăn. Tủ lạnh dự trữ đồ ăn cũng như thực phẩm tươi sống dùng nấu nướng, nên đặt gần bàn soạn để dễ dàng lấy thứ mình cần, không mất thời gian trong sơ và chế biến thức ăn. Các khu vực được bố trí theo đường thẳng hoặc hình chữ L là thích hợp nhất.
Treo vật dụng làm bếp trong nhà bếp phải tính toán đến việc ai là người “chủ gian bếp”, chiều cao và khả năng với, lấy đồ như thế nào mà bố trí chiều cao thích hợp. Tủ đặt trên cao hay dưới thấp đều phải lựa chọn chất liệu không rỉ. Tủ đặt trên cao dễ bị bám hơi nước do thức ăn bốc lên. Tủ ở dưới đất thường ẩm thấp do lau chùi nhà bếp thường xuyên. Phải sắp xếp đồ đạc trong bếp khoa học, dễ tìm, vật nặng để dưới, nhẹ để trên. Cũng cần lưu ý đo đạc trước khi mua hoặc đặt làm tủ bếp đựng các đồ vật khác nhau. “Đo ni đóng giày” để tủ đựng không chiếm nhiều diện tích trong khi vật dụng quá ít và tạo mỹ quan cho căn phòng.
Phòng ăn cần chọn bàn và ghế phù hợp. Thường là gỗ tốt hoặc bàn, ghế không rỉ, không bám bẩn, dễ lau chùi. Cũng tùy vào nhà có bao nhiêu người và có thường xuyên tiếp đãi khách hay không mà chọn bàn có kích cỡ và sức chứa phù hợp.

Bàn ghế ăn không nên có màu quá sáng, quá bắt mắt hay quá trơn. Bàn ăn không nên trang trí cầu kì.
Hi vọng bạn đã có nhiều kinh nghiệm để thiết kế nhà bếp và phòng ăn thích hợp cho mình.
Tham khảo thêm mẫu nhà bếp và phòng ăn của Kiến Trúc Nhà Đẹp



Nhận xét

  1. Thật khó có thể tin rằng vị trí ngồi trên bàn ăn cũng được gia thế quy định, và kiểu dáng thiết kế của bàn ăn cũng do mối quan hệ gia đình ảnh hưởng.

    Chẳng hạn như bàn ăn 6 ghế, mỗi bên 3 ghế thì ông bà, bố mẹ sẽ ngồi đều hai bên nhưng chắc chắn không để con cháu ngồi ngoài cùng.

    Thông thường, chúng sẽ ngồi ghế giữa như được bao bọc và che chở bởi người lớn.

    Ngoài ra, bàn tròn không có phân tầng, thể hiện sự bình đẳng giữa các thành viên! Bạn có thể tham khảo thêm vài mẫu bàn ăn tại https://gotrangtri.vn

    Thanks tác giả vì bài viết.

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến